Chú thích ảnh

Hội nghị được xây dựng dựa trên những phân tích từ các báo cáo Nền kinh tế di động Châu Á -Thái Bình Dương và Các quốc gia số của GSMA, cũng như những phát hiện gần đây từ báo cáo Hướng tới một quốc gia số toàn diện: Giải quyết nền kinh tế lừa đảo và duy trì niềm tin trong hệ sinh thái số, nhấn mạnh những mối lo ngại ngày càng gia tăng trong khu vực. Tại Việt Nam 74% người tiêu dùng hiện sử dụng ví điện tử, nhưng 89% lo sợ bị xâm nhập tài khoản, và 95% quan ngại về việc dữ liệu cá nhân bị lạm dụng trên môi trường trực tuyến.

Chú thích ảnh

Ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của GSMA nhận định: “Việt Nam đang đứng trước thời khắc quyết định trong hành trình số hóa. Một mặt, tỷ lệ sử dụng di động cao và thị trường ví điện tử phát triển mạnh mẽ đang mở ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng kinh tế và tài chính toàn diện. Mặt khác, lừa đảo gia tăng và đe dọa liên quan đến danh tính đang làm lung lay niềm tin của người dùng. Hội nghị này quy tụ các nhà lãnh đạo trong ngành và chính phủ để đưa ra những hành động thiết thực – từ quy định sáng suốt hơn đến các giải pháp chống gian lận sáng tạo – nhằm đảm bảo tương lai số của Việt Nam duy trì được sự an toàn, toàn diện và dựa trên sự tin cậy.”

Các đại biểu đã thảo luận về những biện pháp thực tiễn để chống gian lận kỹ thuật số, bao gồm xác minh giao dịch theo thời gian thực, xác thực đa yếu tố, giải pháp Silent OTP và tăng cường hợp tác giữa các nhà mạng, ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính. Các phiên thảo luận cũng đề cập đến nguy cơ gian lận đánh tráo SIM – một vấn đề mà 78% người tiêu dùng Việt Nam lo ngại, cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực – cũng như cách tích hợp hiệu quả các công cụ bảo mật dựa trên API, như những công cụ được triể khai trong sáng kiến GSMA Open Gateway, vào các lĩnh vực khác nhau.

Chú thích ảnh

Một phiên thảo luận chuyên sâu tập trung vào thách thức rộng lớn hơn mang tên “nền kinh tế lừa đảo”, nhấn mạnh rằng nếu không được kiểm soát, gian lận có thể cản trở việc ứng dụng các dịch vụ số và làm suy yếu nền tảng của hệ sinh thái số. Các diễn giả nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp các hành động trong việc bảo vệ người tiêu dùng, từ việc tăng cường giám sát gian lận đến các chiến dịch giáo dục cộng đồng.

Viettel, một trong những nhà mạng hàng đầu tại Việt Nam, đã tích cực thúc đẩy phát triển các ứng dụng 5G, hiện chiếm gần một phần ba nội dung chính tại Hội nghị. Từ sản xuất thông minh và nông nghiệp chính xác đến nâng cao dịch vụ công, những ứng dụng thực tiễn của 5G đang dần mang lại những lợi ích rõ rệt về mặt xã hội và kinh tế. Điều này phản ánh sự vươn lên nhanh chóng của Việt Nam với vai trò là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về 5G, đồng thời khẳng định cam kết của đất nước trong việc thúc đẩy tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo.

Dù Việt Nam có tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ, vẫn còn những thách thức liên quan đến kỹ năng số và mở rộng kết nối đến các cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ. Các đại biểu tham dự nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác công-tư trong việc mở rộng vùng phủ sóng di động, nâng cao kỹ năng số và xây dựng môi trường pháp lý hỗ trợ cả sự đổi mới sáng tạo lẫn an toàn số.

Xuyên suốt Hội nghị, các cuộc thảo luận đều xoay quanh một chủ đề cốt lõi: niềm tin. Dù là trong việc thúc đẩy ví điện tử, bảo vệ dữ liệu hay cung cấp dịch vụ công, thành công của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam phụ thuộc vào việc duy trì sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các bên liên quan kêu gọi sự hợp tác liên ngành để xây dựng một môi trường số an toàn và thân thiện với người dùng, dựa trên tính minh bạch và khả năng chống chịu trước các mối đe dọa.

Hướng tới mục tiêu này, GSMA cũng công bố việc đổi tên Diễn đàn Fintech APAC thành Diễn đàn Fintech ASEAN, nhằm tập trung hơn vào hợp tác khu vực trong việc chống lại các vụ lừa đảo và gian lận trong khu vực ASEAN, cũng như ngăn chặn tình trạng xuất khẩu các hình thức lừa đảo và gian lận từ khu vực ra bên ngoài. Để khởi động giai đoạn mới này, vòng thảo luận đầu tiên của Diễn đàn Fintech ASEAN đã được tổ chức bên lề Hội nghị, quy tụ các lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, viễn thông và quản lý nhà nước nhằm tìm kiếm giải pháp chung cho những mối đe dọa chung, đồng thời mở ra các cơ hội tăng trưởng mới.

Ngành công nghệ tài chính đang đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số của Việt Nam, đặc biệt là trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Với sự phát triển nhanh chóng của ví điện tử và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các giao dịch an toàn, liền mạch, Việt Nam là một bệ phóng lý tưởng để khởi động nỗ lực này trên toàn ASEAN nhằm bảo vệ niềm tin vào các dịch vụ tài chính số.

Hội nghị thượng đỉnh Số do GSMA tổ chức tiếp tục đóng là một nền tảng để đối thoại, hành động và đổi mới sáng tạo. Bằng cách làm nổi bật những tiến bộ và ưu tiên của Việt Nam, đồng thời căn cứ vào các nghiên cứu mới nhất và dữ liệu khu vực, Hội nghị giúp vạch ra con đường hướng tới một tương lai số đáng tin cậy và toàn diện.

Bài viết liên quan
0966 986 165
Liên hệ